Tại Việt Nam, khi một người học Đại học các chuyên ngành liên quan đến Y khoa trong 6 năm, thì lúc tốt nghiệp, người đó đã là bác sĩ nhưng vẫn chưa được hành nghề. Sau khi học thêm khoảng 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề thì các “bác sĩ tập sự” này mới chính thức được chữa bệnh cho người dân. Cần ít nhất phải từ 2-4 năm để đào tạo chuyên sâu, và trau dồi thêm kiến thức trong quá trình thực hành, làm việc.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 (CKI, CKII) mà mọi người cần hiểu rõ. Nói đơn giản, những người có bằng bác sĩ chuyên khoa 2 được công nhận tương đương với Tiến sĩ còn bác sĩ chuyên khoa 1 thì giống như Thạc sĩ.

BS.CKI – Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ chuyên khoa là khái niệm phân cấp trình độ của các bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, nếu muốn học nâng cao trình độ chuyên môn thì có 2 lựa chọn:

Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CKI) thì phải học thêm 1 năm để thành bác sĩ chuyên khoa định hướng trước, và học tiếp khoảng 2 năm nữa để trở thành chuyên khoa 1.

Như vậy, một sinh viên tốt nghiệp trường Y cần học ít nhất là 3 năm học thêm để lấy chứng chỉ BS.CKI, với điều kiện học là nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi.

 

BS.CK II – Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Sau khi trở thành BS.CKI, nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn, các bác sĩ phải học chuyên sâu thêm khoảng 2 năm để trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 (BS.CKII), với điều kiện học là nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.

Các ngành đào tạo cho BS.CKII: Chấn thương chỉnh hình, Ngoại khoa, Nội khoa, Sản phụ khoa, Y học cổ truyền, Quản lý y tế,…

 

BS.CKI hay BS.CKII giỏi hơn? Nên đặt khám CKI hay CKII?

Vì BS.CKII là học lên từ BS.CKI nên xét về mặt trình độ, BS.CKII có kiến thức cao và rộng hơn, giữ vị trí quan trọng hơn trong ngành so với BS.CKI. Tuy nhiên, chất lượng thăm khám sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tự trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm hành nghề và tình trạng của từng bệnh nhân, nên không thể khẳng định BS.CKI hay BS.CKII khám giỏi hơn.

 

Trong thời điểm hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có nơi nào đào tạo “Bác sĩ chuyên khoa 3” (BS.CKIII) và cũng chưa có người nào nắm giữ học vị này.

 

Hy vọng sau khi tham khảo thông tin mà Yviec.vn cung cấp, mọi người sẽ hiểu rõ hơn khi đọc những bài báo, trích dẫn hay phỏng vấn các chuyên gia y khoa, và chọn lựa bác sĩ phù hợp nhất cho mình khi cần thăm khám.